5 rủi ro tiềm ẩn khi bố mẹ quá bao bọc con

Nhiều bậc phụ huynh luôn cảm thấy cần phải làm mọi thứ trong khả năng của mình với hu vọng rằng những nỗ lực của họ cố gắng hết sức bảo vệ các con. Đây có thể coi là một phương pháp nuôi dạy con hợp lý nếu sự cảnh giác cao độ đó không gây ra bất kỳ rủi ro nào.
Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Khi cố gắng ngăn chặn một số rủi ro trong cuộc sống của các con – Không chỉ những tổn thương hay nguy hiểm tính mạng, mà còn việc trẻ không thể phát huy hết tiềm năng và tài năng của mình, các bậc phụ huynh vô hình chung đã đặt trẻ vào một rủi ro khác. Sau đây là 5 rủi ro tiềm ẩn khi cha mẹ quá bao bọc con nhỏ:

Bạn đang có dự định cùng bạn bè của mình trải nghiệm những cung đường của tổ quốc, bạn muốn ăn ngủ và trải nghiệm phong tục tập quán của những người ở những nơi mà bạn đến. Nhưng chỉ vì một chuyến đi mà phải bỏ ra số tiền lớn để mua đồ, mua xe và bạn đang không biết nên đi đâu, không biết đường đến đó. Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với LoopBike Tours https://loopbiketours.com/ để được chúng tôi tư vấn hành trình cho bạn, tự hào là công ty du lịch với những tours độc và lạ, LoopBike Tours sẽ khiến bạn phải rên lên vì những chuyến đi của chúng tôi.


1. Nguy cơ trẻ không phát triển được khả năng chủ động hoặc tự lực
Ngày nay thời gian rảnh trong một tuần của trẻ ít hơn 9 tiếng đồng hồ so với trẻ em cách đây 30 năm về trước. Các họa động ngoại khóa như chơi thể thao, học nhạc, học thêm, … đã chiếm hết thời gian tự do của trẻ. Và khi không tham gia các hoạt động thì trẻ thường đi chơi cùng cha mẹ bởi các bậc cha mẹ thường không muốn để trẻ tự chơi một mình. Trẻ thiếu trải nghiệm hoạt động tự do khi không chịu sự quản lý của người lớn, trẻ không học được cách tự vui chơi, tự định hướng và sử dụng hợp lý thời gian của mình. Nếu không được phép làm chủ thời gian vui chơi của mình, thì làm sao trẻ có thể làm chủ các mối quan hệ bạn bè, sở thích và nghề nghiệp tương lai khi chúng trưởng thành.
2. Một trí tưởng tượng nghèo nàn

Đồ chơi trẻ em ngày nay đã được cài đặt trước với những chức năng sử dụng khá rõ ràng. Vô hình chung các nhà sản xuất đồ chơi đã thiết kế đồ chơi sao cho nó trở thành công cụ luyện não, cách sử dụng của nó lại trở nên cố định. Những món đồ chơi như thế có thể củng cố một khía cạnh trong khả năng nhận thức của trẻ nhưng nó lại không giúp trẻ rèn luyện được óc tưởng tượng.
3. Nguy cơ béo phì ngay khi còn nhỏ và khi trưởng thành
Các bậc phụ huynh thường nghĩ mình có thể chống lại nguy cơ này và kiểm soát cũng như giám sát các hoạt động của con bằng cách cho trẻ chơi những môn thể thao có tổ chức. Nhưng thực tế các môn thể thao nào cũng tăng theo số vòng eo của trẻ em. Việc tham gia đội nhóm dường như không phải là giải pháp tối ưu ngăn chặn tình trạng béo phì ở trẻ.
4. Trẻ không đạt được năng lực thể chất toàn diện
Mức độ vận động và hoạt động thấp hơn không những khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh béo phì mà còn cản trở sự phát triển năng lực thể chất của trẻ. Nghiên cứu cho thấy trẻ càng năng động, kỹ năng vận động của trẻ càng được cải thiện. Đặc biệt, môi trường đóng vai trò khá quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này.
5. không phát triển sự tự tin và các kỹ năng giải quyết vấn đề
Trẻ em ngày nay gần như luôn chịu sự giám sát của người lớn, nên mỗi khi gặp vấn đề, trẻ luôn có xu hướng hỏi người lớn để xin lời khuyên. Khi nhờ cha mẹ và người lớn quyết định mọi việc thay cho mình, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc tự suy nghĩ. Khi phải đưa ra sự lựa chọn cho bản thân, trẻ sẽ dễ nghi ngờ bản thân, nghi ngờ quyết định của mình.
Thật ra, các bậc cha mẹ có thể giảm thiểu nguy cơ con cái bị tổn thương trong khi vẫn tập cho trẻ làm quen với những rủi ro giúp rèn luyện tính kiên cường và đức tính tốt

Leave a comment