Kỹ năng giao tiếp khích lệ vào tạo niềm tin cho trẻ từ 0-5 tuổi

Thế nào là kỹ năng giao tiếp khích lệ vào tạo niềm tin cho trẻ?

Trước hết ta nói đến giao tiếp, giao tiếp chính là việc chia sẻ, trao đổi thông tin giữa người này với người khác để tạo lập các mối quan hệ xã hội. Chúng ta có thể trao đổi chia sẻ thông tin bằng nhiều phương tiện khác nhau: Bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ hoặc bằng lời nói. Lời nói chiếm một tỉ trọng rất lớn, như các nhà nghiên cứu đã chia sẻ rằng các yếu tố liên quan đến các giác quan khi giao tiếp như kênh hình ảnh, kênh thị giác cũng chiếm một phần rất lớn. Nên chúng ta luôn luôn cần có sự hài hòa giữa lời nói, cách nói và thái độ. Việc giao tiếp không đơn giản là kỹ thuật sử dụng lời nói mà quan trọng hơn việc giao tiếp thể hiện thái độ của người giao tiếp trong quá trình giao tiếp với nhau. Quan trọng nhất là chúng ta lắng nghe được cảm xúc, vị trí và lĩnh vực của nhau.

Kỹ năng mà trẻ cần có được trong những năm học tập đầu đời?

Đối với trẻ việc nhận thức về cái tôi của mình rất quan trọng, từ nhận thức được cái tôi nó liên quan đến các kỹ năng trong cuộc sống. Các kĩ năng này giúp góp phần vun đắp nhận thức của cái tôi, để trẻ vụn đắp nội tâm của mình – tức là hướng nội, đồng thời cũng giúp trẻ hướng ngoại – tức là phát triển các mối quan hệ xã hội với thầy cô bạn bè, để học tập tốt hơn và tận hưởng cuộc sống tốt hơn. Việc nhận thức của mỗi trẻ cũng như của mỗi con người nói chung, cần có 3 điểm cơ bản:

1. Tôi là người có khả năng

2. Tôi là người có giá trị, tôi có ích với mọi người, với cộng đồng

3. Tôi có khả năng hành động hiệu quả, tôi hành động mang lại hiệu quả cho mọi người và cho bản thân

Việc nhận thức về cái tôi của mỗi người cần đòi hỏi 4 kỹ năng:

1. Tuân thủ và hợp tác với kỉ luật

2. Hợp tác với mọi người xung quanh một cách tôn trọng

3. Quản lí được hành vi và cảm xúc của mình

4. Kỹ năng phát triển bản thân – kĩ năng học hỏi – tự mình trau dồi kiến thức

4 kỹ năng đó sẽ góp phần vun đắp 3 nhận thức trên, đồng thời giúp trẻ tương tác với thế giới, với cộng đồng với những người xung quanh, giúp trẻ thành công trong cuộc sống và trong học tập.

Các bước giúp phụ huynh để giải quyết một vấn đề, giúp con tạo niềm tin

Trước khi nói đến các bước giải quyết vấn đề, cần đề cập đến các nguyên tắc giải quyết vấn đề:

1. Nhất quán trong các quan điểm của mình

2. Đôi khi nói càng ít càng tốt, ngắn gọn rõ ràng

3. Mỗi lời nói chạm đến cảm xúc của đứa trẻ để khích lệ con

Giao tiếp giống như một trận đấu tennis có qua có lại giữa bố mẹ và con.

4 bước giải quyết vấn đề:

1. Trong lúc vấn đề đang nóng bỏng thì tạm thời bỏ qua vấn đề, để cả người lớn và trẻ nhỏ có thời gian bình tĩnh lại

2. Đưa ra các phương án để giải quyết vấn đề

3. Lựa chọn xem giải pháp nào là tối ưu nhất

4. Có thể tìm sự trợ giúp của các bên liên quan để có được giải pháp hài hòa hơn.

Kỹ năng để trẻ lắng nghe và để trẻ đối diện với sai lầm của mình, để chịu trách nhiệm được với bản thân mình?

Ánh mắt, nét mặt, cử chỉ điệu bộ của người đối diện có hướng vào câu chuyện của mình không, có hướng vào mình không? Người ta có vừa nghe mình nói vừa làm việc khác hay không? Người ta có tham gia vào câu chuyện của mình hay không? Bằng trực quan và cảm nhận thì hoàn toàn chúng ta cảm nhận được mình có đang được lắng nghe hay không? Đó là đối với người lớn, còn
với trẻ cũng tương tự.

Đứa trẻ rất muốn được người lớn lắng nghe, khi trò chuyện nếu mình có quay đi đâu thì trẻ sẽ dùng 2 tay áp vào mặt mình và quay hướng vào mặt trẻ. Kỹ năng lắng nghe thể hiện ở cử chỉ điệu bộ của người lớn. Khi chúng ta tập nhiều lần thì chúng ta sẽ rèn luyện được kỹ năng. Bản thân mình lắng nghe con trẻ, khi trẻ cảm thấy mình được lắng nghe thì trẻ sẽ hấp thụ luôn kỹ năng lắng nghe của mình dành cho bạn ấy, để trẻ có kỹ năng lắng nghe khi giao tiếp với người khác.

Đối diện với sai lầm và chịu trách nhiệm

Mình muốn trẻ đối diện với sai lầm thì trẻ phải được sống trong môi trường không có sự đe dọa. Để trẻ cảm nhận được một môi trường an toàn, một môi trường không bị xếp loại khi sai, không có sự đánh giá khi sai, khi sai thì cần hướng dẫn để được làm lại. Đây chính là quan điểm trong Montessori quan niệm “ai khôn mà chả dại đôi lần”.

Sai lầm có ở tất cả chúng ta, đó là dấu mốc tất yếu trong quá trình trưởng thành. Khi chúng ta ứng xử nó một cách bao dung và độ lượng với thái độ CHẤP NHẬN sai lầm, trẻ sẽ dễ đối diện với sai lần hơn.

Từ chỗ khắc phục được sai lầm sẽ nảy sinh sự chịu trách nhiệm. Trong Montessori khi trẻ mắc sai lầm các cô sẽ hướng dẫn trẻ cách thu dọn, chứ không như truyền thống là la hét lên và làm hộ trẻ. Như vậy sẽ là trẻ hiểu rằng những sai lầm của trẻ đều có người làm thay, như vậy cũng là chưa hướng đến tinh thần chịu trách nhiệm.

Khi các bạn gặp sai lầm thì hành vi của các con biểu hiện ra như thế nào?

Quan sát hành vi của trẻ chúng ta cần quan sát “niềm tin đằng sau hành vi”, giống như 1 tảng bằng có bề nổi và bề chìm:

1. Sự gây chú ý thái quá

2. Muốn thể hiện bản thân nhưng không đúng cách, các nhà khoa học gọi là quyền lực lạc lối

3. Khi giải quyết không thỏa đáng con có thể dẫn đến hành vị cay cú trả đũa

4. Có những bạn không thể hiện ra bên ngoài, con có thể tự ti thu mình

Đây là 4 mục tiêu sai lầm ẩn dưới hành vi của trẻ. Để trẻ hiểu được như thế là sai làm, như thế là chưa đúng đắn thì cần có sự tương tác với trẻ bằng ngôn từ hoặc bằng thái độ của mình để trẻ có sự điều chỉnh lại mục tiêu của mình.

Cách tương tác với các mục tiêu sai lầm của trẻ:

Trẻ gây chú ý thái quá: Trẻ nói xen vào khi bố mẹ nói chuyện điện thoại. Niềm tin phía sau hành vi là trẻ muốn được quan tâm hơn nữa, muốn thiết lập sự gắn bó hơn nữa với người thân của mình. Con nghĩ rằng con chỉ được quan tâm nhiều hơn khi con được chú ý và khi con làm những điều đặc biệt, mình chỉ quan trọng khi khiến cha mẹ thầy cô bận tâm về mình.

Thông điệp được mã hóa với hành vi này là: Con muốn được quan tâm, quan tâm đến con đi. Đó là nhu cầu chính đáng chỉ có hành vi của con chưa đúng với những người xung quanh. Bố mẹ thầy cô hiểu được điều đó có thể dành cho con sự quan tâm nhiều hơn. Nhưng ngay thời điểm đó mình chưa đáp ứng được thì có thể trực tiếp nói cho trẻ nghe cảm xúc của mình “Cô đang bận, đợi cô 1 lát”. Cái lời hứa với trẻ đó mình sẽ phải làm, nếu không lần sau trẻ sẽ gây chú ý hơn nữa. Có thể chuyển chủ đề và làm những điều để thu hút trẻ. Giúp trẻ lập thời gian biểu để tự giải quyết vấn đề của mình. Khi trẻ gây chú ý thái quá đến mức độ mình đã quan tâm nhưng trẻ vẫn không thôi thì cần phớt lờ nhưng không mặc kệ bằng cách có thể đặt tay lên vai trẻ.

Leave a comment