Điều gì khiến cha mẹ Việt khâm phục, tìm hiểu và giáo dục con theo phương pháp Montessori?

Trẻ phát triển một cách toàn diện là điều mà bất kỳ phụ huynh nào cũng quan tâm. Thay vì để trẻ học thụ động một cách máy móc, chạy theo thành tích điểm số, phương pháp giáo dục Montessori đi ngược hoàn toàn với quan điểm của phương pháp giáo dục truyền thống.

1. Vài nét về phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori được phát triển do bà Maria Montessori (1870 – 1952) – Người phụ nữ đầu tiên của nước Ý lấy bằng tiến sĩ về Y học. Ngoài ra bà còn có thêm 3 bằng tiến sĩ: TS Tâm lý học, Giáo dục học và Nhân loại học. Montessori là phương pháp giáo dục sớm đặc biệt dành cho trẻ từ 0 – 5 tuổi, được xây dựng trên nền tảng trẻ phát triển và suy nghĩ khác người lớn. Khuyến khích sự phát triển tự nhiên trong trẻ để những năng khiếu thiên bẩm, những khả năng “thần đồng” tiềm ẩn trong mỗi cá nhân trẻ được bộc lộ thông qua tiếp xúc với môi trường xung quanh.

Phương pháp giáo dục sớm Montessori đến nay đã trải qua hơn 100 năm tồn tại, lan rộng khắp 110 quốc gia trên thế giới với hơn 25.000 trường Montessori như Mỹ (6000), Nhật (4000), Trung Quốc (7000), Anh (800), … Năm 2003, Montessori bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Ở Việt Nam hiện nay có hơn 100 trường mầm non áp dụng đưa mô hình giảng dạy Montessori vào lớp học ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, …

2. Phương pháp Montessori có những điểm gì vượt trội, đi ngược hoàn toàn với quan điểm của giáo dục truyền thống?

3. Phương pháp giáo dục Montessori mang lại kỹ năng gì cho trẻ?

Rèn luyện kỹ năng cá nhân thông qua các hoạt động Thực hành cuộc sống

Các bài tập thực hành cuộc sống trong Montessori có ý nghĩa và vai trò thiết thực đối với trẻ. Những bài tập thực hành này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động tinh và thô, tăng cường phối hợp nhịp nhàng tay – mắt là các kỹ năng thiết yếu đối với sự phát triển trí não. Ngoài ra các hoạt động còn giúp trẻ rèn luyện tính tự lập, trách nhiệm với môi trường xung quanh, chăm sóc bản thân mình (vệ sinh, mặc quần áo, giúp đỡ cha mẹ công việc nhà, …), quan tâm chăm sóc động vật, cây cối, biết phép tắc, lễ nghi. Thông qua các hoạt động này trẻ còn rèn luyện tính trật tự, tập trung, kiểm soát bản thân và tính độc lập.

Kích thích sự phát triển 5 giác quan, hình thành tư duy logic thông qua các hoạt động Montessori

Trẻ có cơ hội hệ thống và củng cố lại những cảm giác, tri giác đã được hình thành ở góc sinh hoạt, phát triển 5 giác quan: thị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác và thị giác từ dễ đến khó, từ to đến nhỏ, từ đơn giản đến phức tạp.

Ban đầu trẻ sẽ dùng thị giác để nhận biết vật, tranh ảnh, dùng xúc giác tìm hình dạng các vật và đặt hình theo quy tắc. Trẻ sẽ tìm đúng vị trí của đồ vật thông qua bảng ghép hình, phân biệt dầy mỏng, cao thấp, to nhỏ thông qua giáo cụ hình ghép có núm. Sau đó trẻ sẽ làm quen với khái niệm về độ lớn, chiều cao, chiều dài, độ dày, mỏng, … qua các hoạt động về tháp hồng (phân biệt to, nhỏ), bậc thang nâu (rộng – hẹp, dày – mỏng), gậy đỏ (nhận biết ngắn, dài), …Tiếp đến là những giáo cụ về màu sắc, đẳng thức, khối hình học bao gồm: khối cầu, lập phương, chóp nón, chóp tam giác đều, chóp vuông, ovan, hình trứng, lăng trụ tam giác đều, trụ vuông, trụ tròn, … Cuối cùng là hộp luyện thính giác (mỗi ống có âm thanh khác nhau nhưng có đôi với âm thanh trong 6 ống màu), 1 bộ chuông, Bảng luyện tập xúc giác 1,2,3,4, bộ lọ phát triển khứu giác (tìm các cặp nguyên liệu như muối, đường, giấm, nước)…

Giáo dục về tính nhân văn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ được giáo dục theo phương pháp giáo dục Montessori hiền hòa và tự chủ hơn trẻ được giáo dục theo phương pháp giáo dục truyền thống. Trẻ học Montessori sẽ giúp bé làm quen và dần hiểu về tính nhân văn, hình thành tính cách hiền hòa, nhân ái và tự chủ khi bé trưởng thành.

Leave a comment