Sự thật về phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori mới du nhập vào Việt Nam khoảng chục năm trở lại đây và được nhiều phụ huynh quan tâm khi chọn phương pháp giáo dục, chọn trường Montessori mầm non cho con. Montessori được đánh giá đem lại hiệu quả cao dành cho các bé từ 0-6 tuổi. Vậy, phương pháp Montessori là gì, có gì vượt trội hơn so với phương pháp giáo dục truyền thống và những phương pháp giáo dục khác?

            Phương pháp Montessori chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ

1. Phương pháp giáo dục Montessori là gì ?

Phương pháp giáo dục Montessori được sáng lập bởi nhà giáo, bác sĩ người Ý Maria Montessori (1870-1952), được áp dụng rộng rãi vào chương trình giảng dạy tại các trường học của Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Canada, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand… Đây là phương pháp giáo dục sớm duy nhất trên thế giới học tập thông qua các giáo cụ trực quan, với trẻ là trung tâm và giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn.

Montessori mầm non đặc biệt xây dựng nền tảng cơ bản cho một đứa trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển về mặt não bộ, khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức mạnh nhất, nhanh nhất so với các giai đoạn về sau của con người. Nếu giai đoạn này bị bỏ lỡ sẽ không có cơ hội lần hai để kích hoạt tối đa tiềm năng não bộ mà trẻ có. Đồng thời, những ưu điểm trong trẻ cũng không thể phát huy trong những giai đoạn về sau.

Phương pháp này lấy khả năng tự học là nền tảng cơ sở, chú trọng khả năng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ, chỉ quan sát và đưa ra gợi ý hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ. Bởi, bản thân mỗi trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời. Nếu người lớn áp đặt, định hướng nhiều quá sẽ khiến cho trẻ mất đi khả năng tư duy vốn có. Do đó cần tạo môi trường, không gian cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân làm được nhiều điều hơn, phát huy khả năng tự học.

2. Đặc trưng của phương pháp giáo dục Montessori

Tổ chức AMI (Hiệp Hội Montessori Quốc tế) và AMS (Hiệp Hội Montessori Mỹ) đã nêu ra đặc trưng của phương pháp giáo dục Montessori như sau:

  1. Lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau. Thông thường là các trẻ từ 2½ hay 3 tuổi đến 6 tuổi.
  2. Trẻ tự lựa chọn hoạt động (với điều kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước)
  3. Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình “làm việc”.
  4. Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên.
             Học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình

3. Ưu điểm của phương pháp giáo dục Montessori

Trẻ phát triển năng lực dựa trên bộ giáo cụ thực tiễn

Bộ giáo cụ này bao gồm 134 hoạt động khác nhau dành cho trẻ. Bộ giáo cụ Montessori được phát triển theo năm lĩnh vực: giác quan, thực hành cuộc sống, ngôn ngữ, văn hóa – khoa học và toán . Các giáo cụ Montessori này được thiết kế để trẻ tự học và tự kiểm chứng kết quả. Trẻ ham mê khám phá và giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng các giáo cụ học tập phù hợp nhằm phát triển sự kết hợp, tập trung, yêu cầu và cách tiếp cận học tập một cách độc lập.

Tạo dựng tính tự lập cho trẻ

Trẻ được tạo dựng tính chủ động, ý thức trách nhiệm, tự lập từ sớm như: tự vệ sinh cá nhân, tự thay quần áo, rửa tay, giúp đỡ cha mẹ dọn đồ chơi, dọn nhà cửa,…Montessori khuyến khích giáo viên và bố mẹ tạo cơ hội cho trẻ được làm mọi thứ trong khả năng. Điều này tốt cho trẻ khi trưởng thành. 

Luyện khả năng tập trung của trẻ

Các giáo cụ Montessori đều có mục đích và rèn sự tập trung cao độ, như trò xúc hạt, trò xâu hạt, rót nước, xếp tháp… Trẻ bị cuốn hút vào các hoạt động  và tập trung vào đó một cách tự nhiên không gượng ép, từ đó hình thành dần sự tập trung cao độ.

Trẻ phát triển não phải thông qua 5 giác quan

Trẻ sẽ được học và tìm tòi mọi thứ xung quanh thông qua năm giác quan: thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, từ đó được phát triển tối đa các giác quan. Điểm tích cực chính là trẻ sẽ có cảm quan, cảm giác một cách tinh tế, nhạy bén. Trong giai đoạn vàng, trẻ nhận được càng nhiều kích thích lên não bộ thì não càng phát triển. Kết quả là trẻ thông minh, lanh lợi, sớm phát triển óc thẩm mỹ. 

Trẻ phát triển não trái bằng những bài học tư duy

Montessori có nhiều bài áp dụng phương pháp thử và sai. Trẻ nhìn bố mẹ làm một lần rồi tự làm, sai thì thử kiểu khác, làm tới đúng thì thôi. Bố mẹ sẽ không làm cho trẻ, không cầm tay chỉ việc, mà chỉ quan sát và gợi ý để trẻ làm. Qua những lần thử và sai đó, trẻ tự rút ra được kinh nghiệm, quy luật của trò chơi, bản chất của vấn đề, từ đó phát triển não trái của trẻ.

Rèn tính cách cho trẻ

Mỗi bài học Montessori cần theo đúng các bước vạch sẵn, chơi xong xếp giáo cụ về đúng vị trí và lau dọn, làm một lần chưa được thì hai lần, ba lần, n lần. Phương pháp thử và sai khi bé tự làm, sai làm lại, bố mẹ không tác động cũng giúp trẻ hình thành tính kiên nhẫn và kiềm chế.

Trẻ được giáo dục về tính nhân văn 

Tính nhân văn được đề cao trong phương pháp giáo dục Montessori. Trẻ sẽ học được ý thức trách nhiệm với những hành động của mình. Montessori cũng dạy trẻ cách yêu thương sống hòa hợp với thiên nhiên, biết yêu quý và chia sẻ với mọi người xung quanh mình, nảy mầm tâm yêu quý chính bản thân mình. Qua đó trong quá trình hoàn thiện con người trong tương lai, trẻ sẽ tạo lập những đức tính tốt nhân ái, hiền hòa, hoạt bát và năng động hơn.

Trẻ được phát triển tư duy logic và khả năng ngôn ngữ

Theo học Montessori, trẻ được tiếp cận phương pháp tự học. Việc tự nghiên cứu hay tự tiếp thu kiến thức như vậy giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt, ghi nhớ lâu. Điều này có tác động tốt tới tư duy logic của trẻ. Theo nhiều nghiên cứu, việc đề cao sự phát triển tự nhiên, hay tạo điều kiện cho trẻ tự học, tự tìm hiểu thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ hình thành tính độc lập trong tư duy. Việc tự nghiên cứu cũng giúp não bộ của trẻ phát triển hơn so với học thụ động truyền thống.

Trẻ được được phát triển về hình học và toán học

Trẻ sẽ được làm quen dần các khái niệm từ số đếm đến số học thông qua giáo cụ. Sau khi trẻ nhận diện được số lượng và số viết, tùy vào khả năng và niềm đam mê, trẻ sẽ được dạy thêm các phép toán cộng, trừ , nhân, chia. Phương pháp sử dụng các đồ vật thật để trẻ hình dung ra câu trả lời qua đó trẻ hiểu được quá trình diễn ra, mà không máy móc nhờ vào các công thức. Sau nhiều lần chơi với giáo cụ trẻ sẽ tự rút ra bản chất và quy luật của số, phép tính,… Trẻ học một cách tự nhiên, tự khám phá nên chúng rất thích và hào hứng. 

                                   Trẻ nên được tiếp cận phương pháp giáo dục Montessori sớm

4. Khi nào trẻ nên theo học phương pháp giáo dục Montessori?

Theo Maria Montessori, bà chia quá trình phát triển của con người ra thành 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên từ lúc trẻ sinh ra cho đến 6 tuổi, giai đoạn thứ hai từ 6-12 tuổi, giai đoạn thứ ba từ 12-18 tuổi, giai đoạn thứ 4 từ 18-24 tuổi. Trong đó bà nhận định từ 0-6 tuổi là giai đoạn trẻ trải qua quá trình phát triển tâm sinh lý quan trọng nhất. Khả năng nhận thức, lĩnh hội và học hỏi ở giai đoạn này cũng diễn ra nhanh và hiệu quả nhất. Để không bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển quý giá, bố mẹ nên cho trẻ tiếp cận phương pháp giáo dục Montessori sớm.

Một số thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp các bố mẹ hiểu hơn về Montessori là gì cùng những lợi ích của phương pháp giáo dục này. Mong rằng quý phụ huynh sẽ có được sự lựa chọn sáng suốt cho tương lai của con.

 

Leave a comment