Phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục đặc biệt, đó là phương pháp hợp tác với tự nhiên, mà sự hợp tác thể hiện ở sự tôn trọng. Tôn trọng trẻ không chỉ là giáo viên nói năng nhẹ nhàng, mà còn cần phải quan sát được quy luật phát triển của mỗi trẻ. Đó là trẻ đang ở giai đoạn nào, nhạy cảm với cái gì? Nhạy cảm về ngôn ngữ, vận động, trật tự, hay trẻ đang ở giai đoạn khủng hoảng của các khía cạnh đó. Giáo viên sẽ có sự tương tác với trẻ một cách tế nhị, tinh tế, tôn trọng để giúp trẻ vừa có hành trang, vừa có kĩ năng để vượt qua những khó khăn về mặt cảm xúc, cũng như có kĩ năng để vượt qua khủng hoảng. Dần dần trẻ sẽ tìm ra cách để giải quyết khủng hoảng đó. Quan trọng là dạy trẻ cách tự lập lớn lên.
Giáo viên Montessori luôn biết cách tạo ra môi trường tốt nhất cho trẻ và sẵn sàng xuất hiện để trợ giúp khi trẻ cần.
Các hoạt động mà giáo viên Montessori phải thực hiện phần nhiều nằm ở quá trình chuẩn bị môi trường cho trẻ. Sau những chuẩn bị đó là khoảng thời gian tưởng chừng như “rảnh rỗi và bị động”, nhưng thực chất đó là quá trình quan sát để sẵn sàng có mặt trợ giúp khi trẻ cần và để phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn của trẻ.
Với cô giáo chưa được lĩnh hội phương pháp Montessori, nếu cô muốn con nín thì cô sẽ nói “Nín đi, nín đi con” hoặc đánh chừa chỗ này, đánh chừa chỗ kia, đổi lỗi cho 1 đối tượng nào đó nhằm đánh lạc hướng để trẻ được thỏa mãn.
Còn với giáo viên có chuyên môn Montessori thì khi cô muốn con bình tĩnh, cô sẽ đồng hành cùng con và chấp nhận cảm xúc đó của con. Thấy con buồn cô có thể sẵn sàng hỏi con, “Con đang nhớ mẹ à”, “Con đang nhớ nhà à”. Các cô sẵn sàng cho con nhiều thời gian hơn để con bình tĩnh lại.
Khủng hoảng lên 3 rõ ràng không đơn thuần chỉ là cuộc khủng hoảng của riêng trẻ. Đó cũng là cuộc khủng hoảng của cả bố mẹ. Bố mẹ hoang mang với những hành vi và cảm xúc của con mình. Rồi từ đó lại lỡ làm tổn thương đứa trẻ.
Người lớn cũng cần hiểu rằng xung đột với trẻ trong nhiều lần trong cuộc khủng hoảng năm thứ ba là không thể tránh khỏi. Nhưng trẻ không được làm ảnh hưởng tâm lý của trẻ. Nếu trẻ phải liên tục che giấu những nhu cầu của bản thân. Trẻ luôn phải lo lắng cố gắng đoán ý kiến của người khác và hành động theo ý người khác muốn. Điều này chắc chắn dẫn đến sự phát triển tâm lí không tốt cho trẻ. Hãy cùng con vượt qua giai đoạn này để bé phát triển khỏe mạnh nhé!