Bố mẹ nên làm gì khi bé hay ăn vạ, khóc to, la hét và không nghe theo ai ?

Các nhà khoa học đã tổng kết ra quy luật: Giận dữGiận dữ và buồn bã Muốn 1 mìnhTôi muốn một cái ômHết giận

5 MỨC ĐỘ CỦA TANTRUM

Cấp độ 1: Giận dữ

Trẻ la hét lớn tiếng, trút giận vào bản thân, những người khác hay đồ vật xung quanh. Việc này diễn ra trong thời gian khá ngắn, và chỉ kéo dài khi có ai đó tác động vào cảm xúc của trẻ.

Cấp độ 2: Giận dữ và buồn bã

Trẻ bắt đầu mếu máo và khóc, giãy giụa giảm dần. Thời gian diễn ra khá dài, chiếm 40% tổng thời gian Tantrum.

Cấp độ 3: Đừng chạm tôi

Trẻ có biểu hiện phản kháng mạnh khi ai đó cố chạm hoặc dỗ dành bé. Thời gian diễn ra khá ngắn, chiếm 10% tổng thời gian Tantrum.

Cấp độ 4: Tôi cần ôm

Trẻ có biểu hiện giảm những hành động thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn còn nhưng nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé. Thời gian này cũng khá ngắn, khoảng 10%. 

Cấp độ 5: Hết giận

Não trẻ nhỏ khó có thể mang cơn giận hơn một giờ đồng hồ bởi trẻ luôn trong trạng thái học hỏi cảm xúc. Nếu để ý sẽ thấy trẻ quên và chơi lại món đồ hoặc với bạn bè bình thường sau khi đã hết giận dữ.

Nếu bố mẹ nhanh chóng can thiệp vào cấp độ 1, 2, 3 thì thường không có hiệu quả bởi can thiệp lúc đó thì càng ngày món hối lộ càng cao. Bố mẹ nên chờ đợi đến khi trẻ đã nguôi rồi, đã cân bằng được ít nhiều đến giai đoạn trẻ muốn được 1 cái ôm thì bố mẹ sẽ ôm trẻ, dỗ trẻ nhưng không đáp ứng trẻ. 

Dỗ là hành động thể hiện sự quan tâm, sự tôn trọng và biết là con đang có những bức xúc trong lòng, chứ không phải để đáp ứng cho con cái này cái kia theo ý muốn của con. 

Khi con gọi được “mẹ ơi”, “bố ơi” là biết con đã bước sang giai đoạn cần 1 cái ôm thì bố mẹ sẽ ôm con và dỗ “Bố/mẹ biết là con đang có những bức xúc ở trong lòng, bố/mẹ quan tâm và tôn trọng điều đó chứ bố/mẹ không có đáp ứng những đòi hỏi không hợp lý ở con”.

Bố mẹ cũng có thể áp dụng Góc Bình Yên ở nhà. Một Góc Bình Yên tại nhà được set up tông màu và các vật dụng xung quanh ấm cúng, quen thuộc, đáng yêu cũng sẽ giúp trẻ dễ nguôi ngoai những điều đang bức xúc ở trong lòng. Bố mẹ có thể sử dụng nó khi cần trò chuyện, ôm ấp con. Khi con đã gần đến giai đoạn cần 1 cái ôm thì bố mẹ sẽ đưa con vào góc đó để mình ôm, vỗ về để xoa dịu, trấn an con, để con hiểu đang được quan tâm, được tôn trọng và nếu sau này khi không có bố mẹ, bạn ấy cũng sẽ tự xê dịch về góc đó để tìm kiếm hơi ấm của sự chia sẻ.

 

 

Tags

Leave a comment