Khủng hoảng tuổi lên 2-3 là gì? Mỗi giai đoạn khủng hoảng thường kéo dài bao lâu?

Không chỉ có khủng hoảng tuổi lên 2-3 mà trước mỗi thay đổi đều có khủng hoảng. Khủng hoảng thì nghe khá rắc rối, phức tạp và tiêu cực nhưng khi trải qua rồi thì sẽ thấy nó có 1 quy luật nhất định. Trước mỗi một thay đổi trong sự phát triển cá nhân của mỗi bạn thì đều có những khủng hoảng. Như vậy, người ta xem khủng hoảng giai đoạn đó như 1 bài test, để kiểm tra, đánh giá mang tính quy luật để mỗi cá nhân có đủ hành trang vượt qua sự kiểm tra đánh giá hay không. Và khi vượt qua rồi thì sẽ trở thành 1 bước tiến trong dấu mốc cá nhân của mỗi bạn nhỏ, vậy khủng hoảng ở đây là khủng hoảng để phát triển.

DẤU HIỆU KHỦNG HOẢNG RÕ NHẤT Ở TRẺ 0-3 TUỔI

1. Khủng hoảng lúc chào đời: Đây là 1 khoảnh khắc rất ngắn ngủi

2. Khủng hoảng lúc cai sữa: 24 tháng tuổi.

Người mẹ có thể quyết định bắt đầu cai sữa cho con khi mẹ phải trở lại làm việc không thể duy trì việc cho con bú hoặc đơn giản là do mẹ cảm thấy mình đã sẵn sàng cho việc này. Nếu bạn đã sẵn sàng nhưng con chưa có dấu hiệu muốn ngừng bú thì người mẹ cần chú ý tiến hành một cách từ từ, từng bước một, tránh để con rơi vào tình trạng “khủng hoảng” khi bị cai sữa đột ngột.

3. Khủng hoảng chống đối: Thường xảy ra khi trẻ lên 3 tuổi.

Biểu hiện của khủng hoảng chống đối là:

– Tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.

– Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.

– Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn. Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.

– Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự mình làm điều gì đó. Phần nào ta thấy dấu hiệu này có cả ở đợt khủng hoảng một tuổi.

– Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn.

– Chống đối – nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cãi vã thường xuyên với cha mẹ “tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn”.

– Chuyên quyền: ở những gia đình có độc nhất một trẻ sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh.

4. Khủng hoảng chuyển tiếp từ nhà đến trường: Diễn ra khi con bắt đầu đi học

Khi bắt đầu đi học con hay khóc, ăn vạ và không chịu đến lớp; Con sẽ không ăn được nhiều trong thời gian đầu; con thường xuyên bị ốm.

Cách giải quyết: Nên chọn trường có lớp học sạch sẽ thoáng mát. Thời gian đầu đi học nên cho con đi học muộn hơn 1 chút và đón con sớm hơn 1 chút. Trò chuyện với con nhiều hơn về trường lớp, thầy cô, bạn bè. Kiên trì cùng với con vì bạn nhỏ nào cũng có giai đoạn đầu như vậy, cần kiên trì thì con sẽ quen và đến lớp học ngoan.

Con trở nên khó nghe lời hơn, thể hiện bằng hành động, bằng lời nói, có thể sẽ làm ngược lại những lời mà bố mẹ nói hoặc con sẽ nói những từ “không”, khi bố mẹ giúp đỡ không đúng con sẽ làm lại từ đầu hoặc khóc lóc ăn vạ.

MỖI GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG THƯỜNG KÉO DÀI BAO LÂU?

Khủng hoảng kéo dài trong bao lâu còn phụ thuộc vào tương tác của người lớn trong môi trường của các con, nếu như không hỗ trợ các con có hành trang để vượt qua các bài đánh giá theo quy luật như thế, thì các con sẽ sống mãi với khủng hoảng đó. Không có hành trang thì sẽ không vượt qua, không vượt qua thì dễ bị sang chấn, lệch lạc, sẽ bị đóng lại mong muốn khám phá đời sống tích cực, Các con sẽ quay lại với nội tâm của mình, thế giới riêng của mình. Như vậy sẽ rất tiêu cực, giống như bạn sẽ sống mãi với cuộc khủng hoảng đó và không lớn lên được, rất nguy hiểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags

Leave a comment